Thiết bị lọc nước giếng khoan nào là tiên tiến (4/8/2014)

 Nước ngầm, nước sông suối, thậm chí cả nước mặn thường có nhiều yếu tố gây tổn hại sức khỏe con người và làm hư hỏng thiết bị. Để dùng được nước trong sinh hoạt và sản xuất nhất thiết phải qua qui trình lắng, lọc để lọai bỏ tạp chất, các chất gây nguy hại và vi khuẩn gây bệnh.

  Tùy theo từng vùng, miền nguồn nước giếng khoan, giếng khơi, nước sông suối có sự ô nhiễm các tạp chất kim loại nặng, tạp chất hữu cơ khác nhau, có thể chia nguồn nước cần xử lý thành các nhóm, các nhóm cần có công nghệ xử lý nước khác nhau, và phải theo một trình tự khoa học, các nhóm cần công nghệ xử lý độc lập với nhau không thể lồng ghép chung.

Nhóm 1

- Nguồn nước bị ô nhiễm có nhiều sắt (một số nơi gọi nước nhiễm phèn), mangan, Asen, Amoni, tạp chất hữu cơ, huyễn phù…Đặc điểm nước bơm lên rất trong, có mùi tanh, để tiếp xúc với không khí có cặn nhiều cặn màu vàng, màu đen trong bể chứa.

- Nguồn nước này nhiễm phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc bộ, một số tỉnh miền trung và đồng bằng Nam bộ.

- Có hai phương pháp lọc nước dùng cho sinh hoạt

          + Xây bể lọc, dùng các bình nhựa, bồn nhựa chế tạo bể lọc

          + Chọn mua Thiết bị lọc nước giếng khoan, giếng khơi

Hệ thống lọc áp lực của công ty Toàn Á

 Nhóm 2

- Nguồn nước nhiễm độ cứng cao (Nước nhiễm thủy cục) nước có chứa nhiều Ion Caxi, Magiê, các kim loại nặng khác... Đặc điểm nguồn nước có độ cảm quan rất trong, nhưng khi có nhiệt độ cao (đun sôi) sẽ tạo ra rất nhiều cặn còn gọi là cặn vôi, gây ra hỏng các thiết bị nóng lạnh, tắc đường ống, màng lọc các máy lọc nước tinh khiết RO.

- Nguồn nước này thường gặp ở các tỉnh miền núi, có núi đá vôi, tại khu vực Hà nội, đồng bằng Bắc bộ, Nam bộ nguồn nước có độ cứng tương đối cao.

- Công nghệ xử lý: Sử dụng Thiết bị làm mềm nước.

 Nhóm 3

- Nguồn nước lợ (nước nhiễm mặn), nguồn nước này chỉ nằm ở các vùng miền gần biển, xử lý nước nhiễm mặn đòi hỏi thiết bị sử dụng công nghệ cao, hiện đại. Thiết bị này chủ yếu là nhập khẩu.

 Các phương pháp lọc nước giếng khoan

Theo lịch sử phát triển ta thấy có 4 phương pháp phổ biến được áp dụng sau đây:

1. Phương pháp lọc truyền thống: đây là phương pháp lâu đời nhất có thể nói là cổ truyền vì dễ xây dựng, vận hành đơn giản là hệ thống lọc hoàn chỉnh gồm 3 bể chứa, lắng và lọc

2. Phương pháp lọc trọng lực: về lý thuyết lợi dụng thế năng của nước cho qua lần lượt các bể chứa, lắng lọc, phương pháp này đòi hỏi bể chứ nằm trên cao và chiếm diện tích vận hành

3. Phương pháp lọc áp lực: nước sau khi lắng đã được khử sơ bộ bằng các phương pháp hóa lý như bay hơi, oxy hóa…được bơm áp lực bơm vào bình lọc trong có chức các vật liệu lọc, trao đổi ion , RO. nhờ áp lực cao tốc độ lọc được cải thiện, nước sau lọc được đưa trục tiếp vào bồn dự trữ hoặc cấp cho nơi dùng

4. Phương pháp lọc EDI (Electron De Ionize) hay còn gọi là lọc khử khoáng, khử ion là phương pháp hiện đại, tự động hóa hoàn toàn, dùng dòng điện 1 chiều để khử ion và các chất điện giải

Tùy theo đặc điểm và điều kiện mỗi nơi có thể chọn phương pháp lọc khác nhau cho phù hợp

Những thay đổi cải tiến nâng cao chất lượng nguồn nước lọc chủ yếu tập trung vào 2 thiết bị lắng và lọc

Hệ thống lọc EDI của hãng Ricon (Mỹ)

  

  
 Thư viện ảnh