Hiểu gì về lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) - Cách mạng công nghiệp 4.0 (12/7/2017)

  Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, viết tắt là CMCN4, hay công nghiệp 4.0 đang được nói nhiều ở nước ta, thậm chí nghe thấy ở ta còn nhiều hơn ở các nước phát triển. Nhưng dường như mới có vài chỉ đạo từ các hội nghị từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hoặc vài nhà người quản lý… và còn ít tiếng nói từ những người làm khoa học và công nghệ (KH&CN), những người ít nhiều hiểu về nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp này. 

Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN):

 - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (CMCN1) diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 18 và gần nửa đầu thế kỷ 19, với thay đổi từ sản xuất hoàn toàn thủ công đến sản xuất cơ khí do phát minh ra động cơ hơi nước đã đưa nền sx thủ công sang cơ giới ở 1 số lĩnh vự như Dệt vải, Giao thông đường sắt, Tàu biển, Khai khoáng… kết quả cho thấy năng xuất lao động đã tăng 40 lần.

Động cơ hơi nước, một phát minh của CMCN1

- Cuộc CMCN2 diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 19 cho đến những năm 1960, hơn nửa thế kỷ với sự phát minh trong các lĩnh vực về điện, cơ khí  đã thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy với năng lượng điện. Về quản lý trong nền đại công nghiệp là dây chuyền sản xuất hàng loạt - áp dụng nguyên lý quản trị của F.W.Taylor ứng dụng vào thực tiễn năm 1913 - hãng Ford đi tiên phong. Các nhà khoa học đã có những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới: máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động, người máy, hệ điều khiển tự động. Các nhà sáng chế thời kỳ này cũng nghiên cứu, tạo ra những vật liệu mới như chất polymer; Các nguồn năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều… cũng được tìm ra để thay thế cho nguồn năng lượng cũ. Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc như máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo, những thành tựu chinh phục vũ trụ như phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất, bay vào vũ trụ và đặt chân lên mặt trăng là những thành tựu đi vào lịch sử của cuộc cách mạng công nghiệp lần hai này. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp với những tiến bộ nhảy vọt trong cơ khí hóa, thủy lợi hóa, phương pháp lai tạo.

..

Tàu không gian khám phá vũ trụ

- Cuộc CMCN3 diễn ra vào những năm 1970 với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và Internet, tạo nên một thế giới kết nối. CMCN3 diễn ra khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hoá vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ 20, quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ cuộc cách mạng này.

Siêu máy tính Thiên Hà 2

- Cuộc CMCN4 được cho là đã bắt đầu từ năm 2011. Năm 2013, cụm từ “Công nghiệp 4.0” bắt đầu từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Đây được gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.

Phổ biến của CMCN 4.0 là điện thoại di động; Siêu máy tính; Robot thông minh; Xe tự hành; Trí tuệ nhân tạo. Chỉnh sửa di truyền.

Robot, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế những công việc nặng nhọc trong CMCN4

   Bằng chứng thay đổi mạnh mẽ là xung quanh chúng ta và nó đang diễn ra với tốc độ mũ. Giáo sư Klaus Schwab (Đức), người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đã phân tích các vấn đề toàn cầu trong hơn bốn thập kỷ qua. Ông tin rằng chúng ta đang ở đầu cuộc cách mạng về cơ bản là thay đổi cách sống, cách làm việc và mối liên hệ với nhau, từ đó đã đưa ra khái niệm: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây đã giải phóng nhân loại khỏi nền sản xuất dựa trên tiến trình từ lao động thủ công sang sản xuất bán tự động, rồi tự động với năng xuất lao động bị hạn chế giới hạn trong từng ngành, từng lĩnh vực. Khi chuyển sang sản xuất hàng loạt, liên kết đa ngành thì phải có cuộc cách mạng về công nghệ.

Xe hơi ở Đức, nhà ở tại trung Quốc được sản xuất hàng loạt chỉ bằng máy in 3D

   Cuộc CMCN 4.0 này tuy nhiên về cơ bản khác nhau. Nó được đặc trưng bởi một loạt các công nghệ mới đang kết hợp các thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, tạo ra giá trị kinh tế lớn cho các ngành công nghiệp, thậm chí là những ý tưởng đầy thách thức về ý nghĩa của con người.

   Thế giới có khả năng kết nối hàng tỷ người vào mạng lưới kỹ thuật số, cải thiện đáng kể hiệu quả công việc của các tổ chức và thậm chí quản lý tài sản theo cách có thể giúp tái tạo môi trường tự nhiên, có khả năng khắc phục những thiệt hại của các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây.

   Tuy nhiên, Schwab cũng có những lo ngại trong tiến trình thực hiện: Các tổ chức có thể không thích ứng; Các chính phủ có thể không sử dụng và điều chỉnh các công nghệ mới để nắm bắt những lợi ích của họ; Chuyển đổi quyền lực sẽ tạo ra mối quan tâm an ninh mới; Bất bình đẳng có thể phát triển và xã hội biến động.

Tổng hợp các thông tin từ: Klaus Schwab, The Fourth Industrial Revolution, Trí tuệ nhân tạo (PRICAI), Khai phá Dữ liệu (PAKDD) và Học máy (ACML), VTV1, Báo điện tử Tia sáng....

  

  
 Thư viện ảnh