Quan điểm về đổi mới doanh nghiệp

 Trong cơ chế đổi mới và hội nhập Lãnh đạo doanh nghệp phải là người đầu tiên nhận thức được những khó khăn và thách thức trong tiến trình này. Đây là bài đầu tiên của Bản nội bộ số 1/2009 của Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa phản ánh quan điểm của những Lãnh đạo có xu hướng mới nhân kỷ nệm 25 năm ngày thành lâp Nhà máy Thuốc lá.

Con người muôn thuở vẫn đóng vai trò quyết định trong mọi hệ thống. Suốt quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều phải nổ lực, xây dựng cho mình một hệ thống quan điểm giá trị mà khi được đông đảo nhân viên chấp nhận, chúng sẽ tạo ra sự hài hòa trong nội bộ và từ đó tăng cường nội lực và sức mạnh của doanh nghiệp.

 Việc nhìn lại tiến trình của lịch sử là vô cùng cần thiết, để không chỉ dừng lại nơi đó mà phải từ lịch sử tiến tới một tương lai tươi sáng hơn. Theo cảm nhận của riêng tôi, nơi nào nhân viên không muốn rời bỏ, nơi đó có môi trường làm việc tốt. Một môi trường phát huy cao nhất những ưu điểm sẵn có của nội lực; thân thiện, đoàn kết, không ngừng phấn đấu để tồn tại và phát triển…đó chẳng phải là những giá trị văn hóa được tạo dựng suốt chặng đường 25 năm.

Nhà máy Thuốc lá Khánh Hòa trước năm 2008


 Từ năm 2009, thực hiện chủ trương của Lãnh đạo Tổng công ty, lấy con người làm nền tảng.Trong rất nhiều công việc phải làm,chúng ta cần tập trung : 


  1. Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý lao động. Phát hiện người có năng lực bố trí vào công việc phù hợp; bổ sung những lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng thay thế vào các vị trí còn yếu kém, không theo kịp yêu cầu sản xuất. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ lao động hiện có; đồng thời thay đổi thói quen thủ cựu, tôn sùng kinh nghiệm, không dám đổi mới gây trở ngại cho sự phát triển.


 2. Tổ chức thi tay nghề cho lực lượng lao động trực tiếp. Phải  xác định rằng thước đo để nâng lương, nâng ngạch không phải là thời gian làm việc. Chúng ta chẳng thể tiếp tục kiểu  “ đến hẹn lại lên”. Tay nghề và kinh nghiệm của người lao động phải được rèn luyện và không ngừng nâng cao qua thời gian, cùng với ý thức tổ chức kỷ luật thì mới theo kịp đòi hỏi của sản xuất .  Tiêu chuẩn hóa lao động. Mỗi nghề hay vị trí công tác, cung bậc công việc đều đòi hỏi kiến thức, kỹ năng và chuyên môn khác nhau và phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ. Khi xây dựng tiêu chuẩn ngoài việc xem xét tính đặc thù của mỗi ngành nghề, chúng ta cần tôn trọng tính văn hóa của đơn vị.


 3. Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động bằng nhiều chính sách như đào tạo; đảm bảo công việc cho người lao động kể cả khi có biến động; xây dựng chế độ thưởng phạt theo hướng khuyến khích người lao động có nhiều đóng góp tích cực; đa dạng hóa các kỹ năng nhằm đảm bảo khả năng thích ứng của nhân viên khi có thay đổi.

4. Thực hiện đánh giá nhân viên. Chú trọng việc chỉ dẫn cho nhân viên biết họ cần phải làm những gì và làm điều đó như thế nào. Cũng nên chấp nhận có làm thì phải có sai vì điều đáng lo ngại là những người ít mắc khuyết điểm phần đông lại là những người ít chịu động não suy nghĩ, an phận, dĩ hòa vi quý.

5. Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải để duy trì đội ngũ nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu canh tranh của thị trường. Một thời gian quá dài, nhân viên khi được nhận vào làm  thể bị sa thải cho dù có thiếu trách nhiệm hay chậm trễ trong công việc, thiếu óc sáng tạo hay vi phạm kỷ luật lao động... Đã đến lúc cần thay đổi quan điểm.Có thưởng , có phạt, lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Có mạnh dạn sa thải nhân viên lười biếng,vô trách nhiệm, không chấp hành kỷ luật lao động thì mới có chỗ để nhận những nhân viên tốt vào làm việc.

 6.  Xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy con người làm trung tâm để nâng cao trình độ quản lý, làm cho giá trị doanh nghiệp thấm sâu vào từng chế độ, chính sách. Điều đó bao gồm việc bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của nhân viên từ đó phát huy tính chủ động và tích cực. Bồi dưỡng giá trị và tinh thần doanh nghiệp để nó trở thành nhận thức chung của đông đảo nhân viên và là động lực khích lệ mọi người phấn đấu.Tăng cường phát triển các giá trị văn hóa của doanh nghiệp nhằm tạo không khí văn hóa tốt đẹp , qua đó nâng cao trình độ văn hóa và trình độ nghiệp vụ của nhân viên. Xây dựng cơ chế dân chủ, thưởng phạt để người có cống hiến được tôn trọng và hưởng lợi ích xứng đáng. Coi trọng việc quản lý môi trường vật chất và tinh thần,tạo ra không gian văn hóa đẹp, bồi dưỡng ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết để mỗi nhân viên cống hiến sức lực và trí tuệ cho doanh nghiệp nhiều hơn.

     Cuộc sống không cho phép ta dừng lại.”Đổi mới hay là chết“có ai đó đã nêu lên khẩu hiệu này cũng không phải là quá đáng. Trong thời đại đầy những biến đổi như ngày nay, chúng ta phải biết thích ứng, tự hoàn thiện để hội nhập.
     Trong mỗi hành trình,chúng ta có thể thấy đây đó những bề bộn, khó khăn.Thế hệ trẻ Nhà máy hôm nay nếu thành thật mong muốn đóng góp, xây dựng một tương lai tốt hơn cho ngành, và với những ai còn có lòng tự trọng để biết cái yếu kém của chính mình, mong mỏi vươn lên,…chúng ta hãy là một tập thể gắn kết đi từng bước một và bắt đầu từ ngày hôm nay.

Ban GĐ NMTLKTC

  

  
 Thư viện ảnh