Một cuộc tìm kiếm lịch sử

Sự kiện một máy bay Boeing-777 của hãng hàng không Malaixia mất tích bí ẩn đã lôi kéo một lực lượng tìm kiếm quy mô lớn nhất trong lịch sử hàng không. Tính sơ bộ đến nay (10/3/2014) đã có 8 quốc gia huy động 40 tàu các loại, 20 máy bay được huy động.Riêng Việt Nam có 10 máy bay, 8 tàu các loại: SAR 413, SAR 272, CSB 2001, CSB 2003, HQ 954, HQ 637, KN 774, HQ 888 tham gia tìm kiếm. Nhưng vẫn chưa có hồi kết.

 Điều này đã được công bố ngày hôm nay bởi hãng hàng không "Malaysia Airlines", chủ sở hữu chiếc máy bay mất tích.
Bên cạnh Malaysia, còn có các nước khác là Úc, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Việt Nam, Philippines và Hoa Kỳ phái máy bay hoặc tàu thủy đến khu vực hoạt động tìm kiếm.
Đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc hôm nay đã bay tới Malaysia.
Ngoài ra các thành viên của đoàn sẽ tham gia điều tra nguyên nhân có thể gây ra sự cố. Như đã đưa tin, theo Interpol, có thể một vài người đã dùng hộ chiếu giả để lên máy bay.
Điều tra đang tiến hành theo các giả thiết khác nhau về nguyên nhân khác nhau gây ra vụ việc.

Máy bay săn ngầm DHC-6 tham gia tìm kiếm

DHC-6 Thủy phi cơ săn ngầm của Việt Nam tham gia tìm kiếm

Trên khoang máy bay có 239 người trong đó có 179 người Trung Quốc,1 người Nga, còn lại là của các quốc gia khác. Nếu thoạt tiên người ta nói về khả năng trục trặc của máy bay, thì bây giờ nổi lên hàng đầu là phiên bản về cuộc tấn công khủng bố. Xuất hiện thông tin rằng đã có đến mấy hành khách đăng ký chuyến bay theo hộ chiếu của người khác.

Hiện thời chưa phát hiện bất kỳ dấu vết nào về khả năng tai nạn máy bay, ngoại trừ vết dầu loang trong vùng biển Hoa Nam giữa Malaysia và miền Nam Việt Nam. Đã phái 40 tàu biển và 20 máy bay của 6 quốc gia tới khu vực đó. Tuy nhiên, một số manh mối cho phép suy đoán về nguyên nhân biến mất của chiếc máy bay dù sao cũng đã có, từ đó cho căn cứ để nghĩ tới giả thiết cuộc khủng bố.

Chủ tịch Quĩ "Đối tác hàng không dân dụng", phi công công huân Liên Xô Oleg Smirnov nêu ý kiến như sau: “Thực tế số một: tuyến không lưu mà phi cơ bay có radar kiểm soát 100%. Đáng ngạc nhiên là vì sao các dịch vụ mặt đất và quân sự không tính toán được chính xác vị trí máy bay rơi. Thực tế thứ hai được xác lập và gây nghi ngại: có hai hành khách dùng hộ chiếu nước ngoài của công dân các nước phương Tây. Cả hai cuốn hộ chiếu đều bị đánh cắp ở Bangkok. Điều đó dẫn đến ý tưởng về những đối tượng khả nghi đã xâm nhập máy bay. Còn thêm một thực tế nữa: phi hành đoàn đã không gửi bất kỳ tín hiệu báo động. Điều này nói lên rằng tất cả đã xảy ra rất nhanh và bất ngờ đối với tổ lái”.

Vẫn không giải thích được vì sao trên máy bay đã vô hiệu hóa hệ thống truyền tin tự động theo yêu cầu từ mặt đất về vị trí của máy bay. Và tại sao máy bay đã chệch hướng, có vẻ nó cố gắng để quay lại Kuala Lumpur. Hiện tượng đó do một radar dân sự phát hiện. Trong mọi trường hợp, nếu xảy ra chuyện không tặc chiếm máy bay hoặc là thiết bị có sự cố thì phi công nhất thiết phải báo cáo về hành động của mình cho điều phối viên.

Trong toàn bộ lịch sử phục vụ của chiếc "Boeing - 777" chỉ có một lần tai nạn: hồi năm ngoái khi hạ cánh tại San Francisco máy bay đã trượt khỏi đường băng và bốc cháy, có 3 người tử vong. Ngay cả trong trường hợp cả hai động cơ bị hỏng thì máy bay vẫn còn thêm 20 phút làm việc tự động và các phi công đủ thời gian để liên lạc với trạm điều phối. Tình huống tương tự từng xảy ra năm 2009, nhưng là với chiếc máy bay Airbus A-320, đã giữ thăng bằng tự động và hạ cánh xuống bề mặt vịnh Hudson ở New York, không ai thiệt mạng.

Chuyên viên Oleg Smirnov nói tiếp: "Boeing - 777" đã có uy tín là loại máy bay rất tốt và đáng tin cậy trong suốt 20 năm qua. Máy bay được thiết kế để khi bay trên đại dương nếu một động cơ không hoạt động thì cấu hình chuyến bay vẫn không bị ảnh hưởng thay đổi. Thậm chí hành khách không thể nhận ra sự trục trặc của động cơ”.

Trong số các giả thiết về lý do tai nạn có phương án xảy ra vụ nổ trên khoang, phi công tự tử hoặc máy bay bị trúng tên lửa do quân đội vô tình bắn lên. Từng có những trường hợp như vậy. Việc làm rõ vấn đề này trông vào giải mã những hộp đen, mà chúng ta buộc phải tìm dưới đáy biển. Những thiết bị này ghi âm đặc tính chuyến bay và cuộc đàm thoại của phi hành đoàn có thể phát tín hiệu sóng điện sau tai nạn một tháng, cũng như tín hiệu âm thanh truyền dẫn tốt dưới nước. Nhưng phạm vi bán kính truyền những tín hiệu này không rộng, mà thậm chí cả khu vực tai nạn hiện thời vẫn chưa rõ. Điều này tùy thuộc vào chỗ quốc gia nào sẽ chỉ đạo cuộc điều tra .

  

  
 Thư viện ảnh